Nên có hay không có…Bệnh cảm

Đây là thời gian bạn có thể bị mắc bệnh cúm. Cúm là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải bỏ lỡ công việc hoặc việc học tập hay thậm chí tệ hơn bạn có thể nhập viện bởi các triệu chứng liên quan đến cúm. Sau đây là một số thông tin cơ bản sẽ giúp bạn vượt qua mùa dịch bệnh này.
- Thế nào là bệnh cúm?
Thông thường chúng ta hay gọi là cúm, bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút truyền nhiễm xảy ra chủ yếu trong những tháng mùa đông (mùa cúm bắt đầu vào tháng Mười và có thể kéo dài đến tháng Ba hoặc tháng Tư).
Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc với vi-rút thông qua nước bọt khi ho hoặc hắc hơi. Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm thường xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng cúm có thể nhẹ hoặc nặng và bao gồm một số dấu hiệu sau: sốt (nhiệt độ cơ thể thường cao hơn 100ºF, kéo dài 2 đến 5 ngày), đau họng và ho, nhức đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
- Cách chuẩn đoán bệnh như thế nào?
Các bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng mà người bệnh mắc phải, đặc biệt là tỷ lệ người mắc bệnh cúm cao. Đôi khi việc tiến hành xét nghiệm để xác định xem bệnh cúm có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nếu có sự xuất hiện của bệnh hô hấp khác hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng.
Xét nghiệm phổ biến nhất là “xét nghiệm chuẩn đoán” – rapid flu test, bác sĩ có thể kiểm tra cổ họng hoặc mũi bằng tăm bông. Việc kiểm tra này có thể có kết quả trong vòng 10 – 15 phút mặc dù có thể không chính xác. Tức là bạn có thể bị cúm mặc dù kết quả là âm tính. Theo đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh cúm dựa trên các triệu chứng và điều trị cho bạn phù hợp. Ngoài ra, có các xét nghiệm cúm khác (chẳng hạn như “xét nghiệm phân tử” – rapid molecular assays), chính xác hơn mặc dù có thể không có sẵn tại văn phòng bác sĩ của bạn.
- Bệnh cúm được điều trị thế nào?
Hầu hết mọi người sẽ hồi phục trong vòng một đến hai tuần mà không cần điều trị. Các biến chứng có thể xảy ra khi bị cúm đặc biệt là ở một số quần thể nhất định (ví dụ: trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, người có vấn đề về tim hoặc phổi, những người có hệ miễn dịch yếu).
Là một bác sĩ, tôi thường tư vấn chăm sóc hỗ trợ cho các triệu chứng cúm, chủ yếu là để giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Các phương pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi cho đến khi khỏe hẳn, uống nước đầy đủ và sử dụng acetaminophen khi cần thiết (sốt, đau đầu và đau nhức cơ bắp). Nếu bạn bị cúm, bạn nên nghỉ ngơi tại nhà ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt.
Có các loại thuốc kháng vi-rút (như Oseltamivir, hay còn gọi là Tamiflu) có thể được sử dụng để điều trị hoặc phòng ngừa cúm. Loại thuốc này giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng cúm khi dùng trong vòng 48 giờ đầu lúc triệu chứng khởi phát. Tôi thường kê đơn loại thuốc này cho những người ốm nặng hoặc những người có nguy cơ như đã đề cập trên. Nên nhớ rằng, thuốc kháng sinh không hữu ích trong việc điều trị cúm.
- Làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm?
Bước quan trọng NHẤT trong việc chống chọi bệnh cúm đó là – Hãy tiêm ngừa vaccine cúm hằng năm!
Trong suốt mùa dịch cúm, hãy thực hiện những biện pháp phòng chống để ngăn chặn sự lây lan. Khuyến khích gia đình hoặc bạn bè nên che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, họ nên rửa tay bằng xà phòng và nước. Bạn có thể khử trùng và làm sạch bề mặt các đồ vật hoặc vật thể bị nhiễm bẩn. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Trong khi bị bệnh, nên hạn chế tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa lây truyền.
Bác sĩ Vương Uông, MD